“ Con biếng ăn” là nỗi ám ảnh rất lớn của ba mẹ và việc này cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và trí não của con. Biếng ăn có nhiều mức độ: trẻ ăn ít hơn so với bình thường, chỉ ăn rất ít một vài loại thức ăn hoặc nặng hơn là từ chối ăn, sợ, nôn ói khi nhìn thấy thức ăn. Có những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng biếng ăn ở trẻ như:
Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm Bữa ăn không cân bằng dinh dưỡng có thể dẫn đến thiếu vitamin nhóm B (gồm B1, B2, B6 và B12), làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn; thiếu kẽm và selen khiến trẻ lười ăn, hạn chế hấp thu dinh dưỡng; thiếu chất xơ khiến trẻ bị táo bón, chướng bụng, khó chịu dẫn tới chán ăn hoặc thiếu protein khiến trẻ chậm tăng cân,…
Trẻ thay đổi sinh lý hoặc đang mắc bệnhCác giai đoạn biết lật, biết ngồi, biết bò, biết đi, mọc răng,…thường gây ra những thay đổi ít nhiều về sinh lý và dẫn đến tình trạng biếng ăn. Ngoài ra, khi gặp phải các vấn đề răng miệng trẻ cũng có xu hướng né tránh việc ăn uống vì sợ đau, vì khó chịu,…Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng, viêm đường hô hấp cũng dễ rơi vào tình trạng biếng ăn do không có cảm giác đói, cơ thể khó chịu..
Các thói quen không tốt của ba mẹ khi cho trẻ ăn. Bữa ăn không được chế biến hấp dẫn, không đa dạng; ba mẹ nuông chiều để trẻ ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước giờ cơm hoặc cho bé vừa ăn vừa xem tivi, chơi điện tử,…đều khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn chính, lười ăn.Ngoài ra, việc dọa nạt, bắt ép trẻ ăn không những không mang lại hiệu quả mà còn tạo ra tác dụng ngược, khiến trẻ chán ghét việc ăn uống hơn.Trên đây là một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ, ba mẹ nên lưu ý và có sự điều chỉnh nếu cần thiết!